Tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

Tìm hiểu về di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình, người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Vậy thừa kế theo di chúc được pháp luật quy định như thế nào?

  1. Di chúc có hiệu lực từ khi nào?

– Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

+ Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

+ Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người để lại di sản chết.

– Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

– Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

– Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Tìm hiểu về di chúc

Tìm hiểu về di chúc

  1. Di chúc có những nội dung nào?

Theo Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015,

– Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Ngày, tháng, năm lập di chúc;

+ Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

+ Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

+ Di sản để lại và nơi có di sản.

+ Ngoài những nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác.

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

  1. Các hình thức lập di chúc hiện nay là gì?

Căn cứ theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

Bên cạnh đó Điều 628 Bộ luật này cũng quy định các loại di chúc bằng văn bản gồm:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

– Di chúc bằng văn bản có công chứng

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực

 

 

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon