Blue tư vấn như sau:
Thủ tục ly hôn có hai loại: Ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Ly hôn thuận tình là có sự đồng ý của cả hai vợ chồng còn ly hôn đơn phương chỉ có sự đồng ý của một bên vợ hoặc chồng
Do vậy thủ tục ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình hoàn toàn khác nhau:
Blue xin hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương tại Thanh Hóa như sau:
Hồ sơ xin ly hôn
– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa) – Bắt buộc phải có
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính) – Nếu mất bản chính có thể xin trích lục ở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao) – Nếu mất cả bản chính và bản sao có thể xin trích lịch ở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Giấy khai sinh của con (bản sao, nếu có con chung) – Nếu mất cả bản chính và bản sao có thể xin trích lịch ở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
Các bước giải quyết đơn phương ly hôn như sau:
Bước 1: Nộp một bộ hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận hoặc huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
Bước 2: Nếu đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Tiền án phí sẽ nộp tiền tại Chi cục thi hành án quận hoặc huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Trong trường hợp đơn khởi kiện và hồ sơ chưa hợp lệ, Tòa án nhân dân phải có trách nhiệm hướng dẫn người dân bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
Thời gian giải quyết việc đơn phương ly hôn như sau:
– Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý vụ án và thông báo cho người làm đơn nộp tiền tạm ứng án phí.
– Người làm đơn nộp án phí tạm ứng cho Chi cục thi hành án cùng cấp với Tòa án giải quyết ly hôn, sau đó nộp biên lai nộp tiền cho Tòa án.
– Trong vòng 1 tuần kể từ khi nhận biên lai nộp tiền, Tòa án sẽ sắp xếp một buổi hòa giải tại Tòa, và gửi giấy mời mời cả 2 vợ chồng lên Tòa để tiến hành hòa giải.
– Sau khi nhận được giấy mời, nguyên đơn và bị đơn phải trả lời Tòa xem có đến được buổi hòa giải hay không, nếu không thì lý do là gì và đề nghị hôm khác để Tòa sắp xếp buổi khác.
– Sau phiên hòa giải, nếu thành công thì Tòa án lập biên bản ghi nhận hòa giải thành công, vụ án kết thúc.
– Còn không trong vòng 1-2 tháng sau khi phiên hòa giải thất bại, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án. Toàn án sẽ giải quyết vụ án và đưa ra Bản án đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con dựa trên những bằng chứng, lý lẽ của vụ án được đưa ra trong suốt các phiên xét xử. Trong đó, các tranh chấp tài sản và quyền nuôi con nếu 2 bên không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo luật.
– Trong vòng 5-7 ngày sau khi vụ án kết thúc, Tòa án sẽ gửi Quyết định ly hôn cho nguyên đơn, bị đơn, và cơ quan Tư pháp nơi hai người đăng ký để ghi vào sổ hộ tịch.
– Theo luật, thời gian để giải quyết ly hôn sẽ kéo dài từ 4-6 tháng kể từ ngày bắt đầu thụ lý vụ án, tùy theo mức độ phức tạp của vụ án. Tuy nhiên trên thực tế, thời gian này có thể kéo dài hoặc nhanh hơn tùy theo thái độ hợp tác của nguyên đơn và bị đơn.
Án phí: 300 nghìn đồng.