Chế độ hôn nhân và gia đình là gì? Nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình? Dưới đây là những chia sẻ của Blue về vấn đề “Nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình”.
- Khái niệm Chế độ hôn nhân và gia đình
– Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
– Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
– Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
- Nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình
Chế độ hôn nhân và gia đình là toàn bộ những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (Khoản 3 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Cụ thể Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam như sau:
“ 1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”
3. Ý nghĩa của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam.
– Thứ nhất, chế độ hôn nhân bảo vệ quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Vợ, chồng đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Bằng các quy định này, nhà nước đưa ra các điều kiện đối với việc kết hôn. Quy định cả quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và ly hôn. Nói cách khác, chế độ hôn nhân định hướng hành vi của các chủ thể trong xã hội.
– Thứ hai, chế độ hôn nhân bảo đảm quyền tự chủ của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân.
Đối với kết hôn. Nam, nữ được phép tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân, không bị ngăn cấm kết hôn bởi các quan niệm hay tục lệ lạc hậu. Đối với việc ly hôn, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được. Vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn theo thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.
– Thứ ba, chế độ hôn nhân có những chế tài trừng phạt đối với các hành vi vi phạm.
Nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật. Nhà nước đưa ra các chế tài xử phạt trong lĩnh vực hôn nhân nói riêng. Các chế tài này ngoài trừng phạt đối với người đã có hành vi vi phạm còn là sự răn đe, cảnh báo đối với các chủ thể khác.
- Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
Vấn đề bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
- Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3.Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Trên đây là những “Nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình ”. Nếu bạn còn những thắc mắc về những vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình bạn có thể liên hệ tới chúng tôi theo thông tin liên hệ như trên để được hỗ trợ.