Tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

Từ chối nhận di sản thừa kế

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trước khi phân chia di sản thừa kế thì người thừa kế có thể từ chối nhận phần thừa kế của mình.

  1. Điều kiện để người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản

Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện người thừa kế được quyền từ chối nhận di sản:

– Việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

– Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.

– Văn bản từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Từ chối nhận di sản thừa kế

Từ chối nhận di sản thừa kế

  1. Từ chối nhận di sản thừa kế có cần phải công chứng không?

Thủ tục công chứng từ chối nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 59 Luật công chứng 2014:

“Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”

Như vậy, thì người từ chối không cần phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản mà chỉ phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

  1. Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

a) Người từ chối nhận di sản thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản.

– Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân

– Bản sao công chứng Sổ hộ khẩu

– Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

– Bản sao công chứng Giấy chứng tử của người để lại di sản

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản

b) Người từ chối nhận di sản tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản, đồng ý thì ký vào từng trang văn bản.

– Trường hợp người từ chối nhận di sản không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

– Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản

– Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.

c) Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế

– Người từ chối nhận di sản thừa kế tiến hành đóng phí và thù lao công chứng.

– Nhận văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon