Tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

Xây dựng không xin giấy phép xây dựng thì xử lý thế nào tại Thanh Hóa

Bạn đã và đang xây dựng và thi công một công trình nào đó ty nhiên bạn lại không có giấy phép xây dựng . Bởi vậy, khi bị cơ quan nhà nước kiểm tra thì bạn không biết mình sẽ bị xử phạt và chịu trách nhiệm như thế nào tại Thanh Hóa.

024242baoxaydung_image001

Theo quy định tại Điều 89, Luật Xây dựng 2014 thì: “1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.

Theo đó, khi xây dựng phải xin giấy phép xây dựng trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89:

“2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

… d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

…”

Trong trường hợp của bạn, nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng thì chủ đất sẽ phải xin giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà 5 tầng. Nếu không xin giấy phép xây dựng thì có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 6, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ- CP:

“6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình”.

Ngoài ra, nếu việc xây dựng công trình mà không có giấy phép mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp còn bị buộc nôp lại số lợi bất hợp pháp được tính như sau:

“b) Đối với nhà ở riêng lẻ được tính bằng số m² xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² xây dựng tại thời điểm vi phạm cộng với số m² đất xây dựng vi phạm nhân với giá tiền 1m² đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hằng năm, trong đó giá trị đất được xác định theo nguyên tắc sau:

– Tầng 1(hoặc tầng trệt) tính bằng 100% giá tiền 1m² đất tại vị trí đó nhân với số m² đất xây dựng vi phạm.

– Từ tầng 2 trở lên tính bằng 50% giá tiền 1m² đất tại tầng 1 nhân với số m² đất xây dựng vi phạm” (Khoản 2, Điều 8, Thông tư 02/2014/TT- BXD)

Nếu công trình xây dựng đó không phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì có thể phải chịu biện pháp buộc tháo dỡ phần vi phạm.

Blue chúng tôi, luôn đồng hành cùng quý doanh nghiệp để giúp quý vị giải quyết vấn đề pháp lý một cách tốt nhất.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon