Tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

Các vấn đề lưu ý để thành lập công ty tại Thanh Hóa

Hôm nay Blue xin đưa ra một số điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý để thành lập công ty tại Thanh Hóa.

Tham khảo==> Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa

Các vấn đề lưu ý để thành lập công ty tại Thanh Hóa?

Thay đổi vốn điều lệ cho doanh nghiệp tại Thanh Hóa

– Loại hình công ty: 

Hiện tại Việt Nam có các loại hình công ty: Công ty tnhh 1 thành viên; Công ty tnhh 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần; Công ty Hợp Danh; Hợp tác xã. Phần lớn hiện nay chủ yếu các cá nhân đăng ký 3 loại hình công ty chủ yếu: TNHH 1 THÀNH VIÊN, TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN; Mỗi loại hình có ưu và nhược điểm riềng. Tùy từng mục đích kinh doanh mà chúng ta chọn một loại hình phù hợp.

– Vốn đầu tư, vốn kinh doanh hay còn gọi là vốn điều lệ của công ty: 
Khi bạn thành lập công ty, bạn bỏ một mức vốn ban đầu nhất định để đầu tư sản xuất kinh doanh, cũng như chịu trách nhiệm với các đối tác về rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đa số các ngành nghề kinh doanh pháp luật không yêu cầu về mức vốn Điều lệ, có nghĩa là bạn có thể để vốn điều lệ cao hay thấp tùy vào khả năng của bạn. (Một số ngành nghề khi kinh doanh pháp luật yêu cầu phải có vốn nhất định: VD: Kinh doanh bất động sản 20 tỉ; Kinh doanh lữ hành quốc tế 500 triệu; Kinh doanh dịch vụ bảo vệ 2 tỉ; Kinh doanh ngân hàng 3.000 tỉ…..). Vốn điều lệ có thể góp bằng tiền mặt, bằng tài sản, bằng công nghệ, bí quyết, bằng sáng chế….

– Ngành nghề kinh doanh: 
Luật cho phép công ty được kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm; nhiều người hiều là được kinh doanh tất cả ngành nghề là không đúng; có những ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm, nhưng muốn kinh doanh bạn phải đáp ứng một số điều kiện nhất định: VD: Thiết kế xây dựng, tư vấn xây dựng, giám sát xây dựng; Bán thuốc; môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán……..Muốn kinh doanh bạn phải có chứng chỉ hành nghề. Luật gọi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Thành viên tham gia góp vốn, thành lập công ty:  Những người không được tham gia góp vốn thành lập công  ty, quản lý công ty (xem Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014); Tất cả công dân từ đủ 18 tuổi đều có quyền thành lập và quản lý công ty.

– Giám đốc, tổng giám đốc:
.Những người từ đủ 18 tuổi, có trình độ chuyên môn, năng lực…..đều có thể làm giám đốc và tổng giám đốc.Một số ngành nghề đặc thù thì Luật yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc phải có điều kiện bằng cấp: VD: Luật sư, Kiểm toán, Kế toán, Dịch vụ bảo vệ, Dịch vụ đòi nợ…..

– Tên công ty: 

Tên công ty đặt không được lấy tên của cơ quan nhà nước, không đặt trái với thuần phong mỹ tục, không được trùng, gây nhầm lẫn với công ty đã đặt trước đó.
– Trụ sở chính của công ty: 

Trụ sở công ty là nơi tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty; trụ sở công ty phải rõ ràng, chính xác như: Số nhà, thôn, xóm,ngõ , ngách….đường……phố….phường….. quận(huyện)….. tỉnh(Thành phố)……..; trụ sở công ty có thể nhà của người thành lập công ty, nhà thuê, nhà mượn;

– Thuê doanh nghiệp: 

Thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế GTGT; Thuế XNK;

Trên đây là những vấn đề các bạn cần quan tâm khi chuẩn bị thành lập công ty tại Thanh Hóa .Bạn có thể đến văn phòng hoặc gọi trực tiếp cho công ty tư vấn Blue chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Tham khảo thêm ==> http://thanhlapcongtythanhhoa.com/

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon