Tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

Thành lập công ty tại Thanh Hóa có lợi gì

Có thể nói rằng Thanh Hóa là một tỉnh thành có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, do vậy đang là người Thanh Hoá sinh sống trên mảnh đất này.Tại sao bạn không thử đầu tư và phát triển mô mình kinh doanh của mình.Nếu bạn gặp khó khăn trong công tác hồ sơ hay thủ tục thành lập công ty.Bạn chỉ cần liên hệ với công ty tư vấn Blue chúng tôi sẽ giúp bạn.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI THANH HÓA.

1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Tham khảo ==> Thành lập doanh nghiệp thanh hóa

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI THÀNH LẬP CÔNG TY  TẠI THANH HÓA

1. Đặt tên cho công ty
Ngay khi có ý tưởng thành lập công ty thì việc đầu tiên mà bạn nghĩ ngay tới là tên công ty sẽ đặt như thế nào? Tên công ty rất quan trọng vì nó là thương hiệu, là bộ mặt của toàn bộ công ty và nó cũng theo bạn tron suốt quá trình hoạt động. Tên công ty cũng phải có ý nghĩa với chính người sáng lập ra công ty ấy. Tuy nhiên tên công ty phải là sự lựa chọn duy nhất và đúng pháp luật quy định.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và tra cứu tên công ty sao cho phù hợp và đúng với quy định pháp luật.

2. Ý tưởng kinh doanh trước khi thành lập công ty
Để thành lập công ty trước tiên bạn phải có một ý tưởng tốt, một ý tưởng được mọi người công nhận và ủng hộ. Tương lai, số phẩn của doanh nghiệp của bạn có phát triền bền vững và thu được lợi nhuận cao hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng kinh doanh của bạn có tốt hay không? Vì vậy trước khi thành lập công ty thì bạn nên có một ý tưởng tốt trước đã.

3. Ngân sách
Ngân sách là nguồn tiền của bạn hoặc có thể bạn đi mượn của người khác. Tuy nhiên ngân sách tốt nhất vẫn là nguồn tiền của bản thân mình. Theo tình hình kinh tế hiện nay thì hầu hết các doanh nghiệp đều kêu gọi nguồn ngân sách từ nơi khác để duy trì sự hoạt động kinh doanh. Chính vì thế bạn cũng cần chuẩn bị trước một khoản không nhỏ trước khi thành lập công ty.

HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI THANH HÓA.

ảnh hồ sơ 1
Mỗi một loại hình công ty có những hồ sơ khác nhau

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm :

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu qui định) (2 bản);
2. Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các cổ đông sáng lập (hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức) và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản) ;
3. Danh sách cổ đông sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông và đại diện pháp luật (theo mẫu qui định) (1 bản);
4. Giấy tờ chứng thực của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật:

– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực (1bản).
– Nếu thành viên góp vốn là tổ chức:

+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy tờ tương đương khác; bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (mỗi loại 1 bản);
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực theo quy định nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (mỗi loại 1bản);

5. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu (1 bản) ;
6. Doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định thì nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (1 bản);
7. Doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì nộp kèm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề (1 bản);
8. Tờ khai thông tin đăng ký thuế (theo mẫu qui định) (1 bản).

Hồ sơ thành lập công ty TNHH gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a. Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b. Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
c. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon