Tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Văn phòng tư vấn doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa  - Thành lập công ty tại Thanh Hóa  - Đăng ký kinh doanh tại Thanh Hóa

Trách nhiệm của thành viên khi công ty TNHH hai thành viên tại Thanh Hóa bị phá sản

Khi bị phá sản bất kể loại hình doanh nghiệp nào cũng đều phải có trách nhiệm đặc biệt là các thành viên trong công ty.Bởi vây hôm nay công ty tư vấn Blue xin hướng dẫn khách hàng trách nhiệm của các thành viên khi công ty TNHH của mình bị phá sản.

Tham khảo==> Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa

ảnh tư vấn

Trách nhiệm của các thành viên khi công ty TNHH phá sản  tại Thanh Hóa.

Khoản 1 Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định một trong các trách nhiệm của thành viên công ty TNHH là: “Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này”.

Dẫn chiếu đến khoản 2 và khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

….

4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”.

Như vậy, một trong các đặc điểm nổi bật nhất của loại hình công ty TNHH là tính tách bạch tài sản giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp. Trong trường hợp công ty anh  bị tuyên bố phá sản, anh và bạn của anh chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Do trong thông tin anh cung cấp chưa nêu rõ số vốn góp của anh và bạn anh vào công ty là bao nhiêu nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho anh về nghĩa vụ tài chính của anh và bạn anh trong trường hợp này cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, chúng tôi có đưa ra một giả thiết như sau để anh có thể dễ dàng hình dung:

Tổng giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty anh hiện tại là 5 tỷ đồng.

Giả thiết 1: Phần vốn góp vào công ty của anh là 6 tỷ đồng (60%) và của bạn anh là 4 tỷ đồng (40%). Theo đó, anh có trách nhiệm chi trả 60% giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty là 3 tỷ đồng; bạn anh có nghĩa vụ chi trả phần còn lại là 2 tỷ đồng.

Giả thiết 2: Phần vốn góp vào công ty của anh là 2 tỷ đồng (50%) và của bạn anh là 2 tỷ đồng (50%). Khi đó, anh và bạn anh mỗi người có trách nhiệm chi trả 50% giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Tuy nhiên do vốn góp của anh và bạn anh chỉ là 2 tỷ, nhỏ hơn 50% giá trị các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Do đó, anh và bạn anh mỗi người chỉ phải dùng 2 tỷ đồng để chi trả cho các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.

Tham khảo thêm ==> http://thanhlapcongtythanhhoa.com/

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon